Cách âm chống ồn là gì?
Vì vấn đề cách âm – tiêu âm không được quan tâm nhiều nên “khả năng cách âm kém”, “xe quá ồn”, “xe ù ù khó chịu”… luôn là vấn đề muôn thuở mà người dùng xe giá rẻ thường xuyên than phiền. Khi bỏ ra số tiền lớn để sắm xe (thậm chí chịu cả gánh nặng mua xe trả góp) thì ai ai cũng muốn mình và gia đình có được trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, việc xe quá ồn lại ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm, dễ đem lại sự mệt mỏi.
Xe ô tô bị ồn là vấn đề nói lớn thì không quá lớn, nói nhỏ cũng không hẳn đúng. Tiếng ồn ô tô trước hết gây cảm giác khó chịu, ù tai… Nếu di chuyển đường dài tiếng ồn có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung lái xe…
Đã chi trả số tiền lớn để mua xe ô tô mà hàng ngày phải chịu cảnh tiếng ồn khó chịu mỗi khi xe lăn bánh thì quả là nỗi ám ảnh. Nhiều người chọn giải pháp mở nhạc, mở radio để “tiếng hát át tiếng ồn” nhưng cũng không mấy hiệu quả, sự cộng hưởng âm thanh chỉ càng làm tình trạng này nặng nề thêm.
Hiện nay, có nhiều cách giảm ồn, chống ồn xe ô tô như dùng thảm lót sàn 6D, phủ gầm ô tô, bọc trần ô tô,… Nhưng theo giới chuyên môn, dán vật liệu cách âm – tiêu âm chuyên dụng chính là giải pháp hiệu quả nhất. Dán cách âm cho xe có thể giảm ồn đến 45 – 80%.
Dán cách âm chống ồn là dán vật liệu cách âm chuyên dụng lên những khu vực, vị trí dễ bị nhiễm âm trên thân vỏ xe như: trần xe, cánh cửa xe/ốp cửa, sàn xe, hốc bánh xe, nắp capo… Tuỳ vào đặc điểm từng vị trí sẽ sử dụng một hoặc kết hợp nhiều lớp vật liệu cách âm phù hợp.
Các vị trí cần cách âm chống ồn
1. Cách âm trần xe hơi
Với trần xe cần gia cố song song cả cách âm và cách nhiệt. Bởi trần xe là nơi hấp thụ phần lớn nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời khiến nhiệt độ trong xe tăng cao, nhất là khi đậu xe lâu dưới trời nắng nóng.
Do đó, dán cách âm trần xe thường sẽ “một công đôi chuyện”, vừa cách âm, vừa cách nhiệt. Dán cách âm trần xe cũng như sàn, cần mở hết lớp nỉ rồi sau đó dán cách âm lên mái tôn.
Với trần xe cần gia cố song song cả cách âm và cách nhiệt. Bởi trần xe là nơi hấp thụ phần lớn nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời khiến nhiệt độ trong xe tăng cao, nhất là khi đậu xe lâu dưới trời nắng nóng.
Do đó, dán cách âm trần xe thường sẽ “một công đôi chuyện”, vừa cách âm, vừa cách nhiệt. Dán cách âm trần xe cũng như sàn, cần mở hết lớp nỉ rồi sau đó dán cách âm lên mái tôn.
2. Cách âm cửa xe ô tô
Hệ thống cửa xe ô tô là một trong những nơi quan trọng cần gia cố cách âm. Bởi phần lớn tạp âm từ bên ngoài lọt vào cabin xe qua các cửa. Nhưng đa số cửa xe của các dòng ô tô phổ thông đều không có vật liệu cách âm, cấu tạo chỉ đơn thuần gồm phần tôn vỏ xe và ốp nhựa. Điều này khiến tạp âm môi trường dễ lọt vào bên trong.
Để chống ồn cánh cửa xe ô tô cần dán cách âm cho 4 cánh cửa. Cách làm phổ biến là dán cách âm chống ồn cho cả phần vỏ tôn cửa và phần ốp nhựa bên trong. Dán trực tiếp miếng cách âm lên lớp vỏ tôn, thường dùng loại miếng dán có lớp nhôm để hỗ trợ vừa cách âm vừa cách nhiệt. Phần tappi dán tiêu âm, bông sợi hoặc mút xốp cố định phía trong tappi để tiêu âm cũng như tăng cường cách âm. Ngoài ra, cần gia cố thêm cho các cánh cửa và cột B phần gioăng cao su chống ồn ô tô.
3. Cách âm khoang máy ô tô
Đây là vị trí có tiếng ồn phiền phức nhất và cũng khó thực hiện cách âm nhất. Cách âm khoang máy ô tô là dán cách âm vách ngăn giữa khoang máy và khoang hành khách.
Vật liệu cách âm khoang máy ô tô thường dùng loại có lớp nhôm để vừa cách âm, vừa cách nhiệt. Bởi khoang động cơ khi làm việc thường rất nóng. Ngoài dán miếng cách âm cho vách ngăn nên gia cố thêm một miếng cách âm nắp capo. Điều này không chỉ giúp cách âm mà còn cách nhiệt cho khoang máy từ bên trên.
4. Cách âm sàn xe ô tô
Sàn xe cũng là nơi dễ bị nhiễm tiếng ồn. Một trong các nguyên nhân xe oto bị ồn nhiều đó là tiếng vọng từ gầm đi qua sàn xe. Tiếng vọng từ gầm phần lớn là tiếng gió, tiếng sỏi đá văng va đập vào gầm và đặc biệt là tiếng lốp ô tô.
Lót sàn cách âm ô tô khá phức tạp. Trước hết phải tháo toàn bộ ghế xe, mở luôn tấm nỉ phủ sàn xe. Sau đó dán tấm cách âm lên toàn bộ phần tôn của sàn xe. Khi thi công cách âm sàn , với những dòng xe hatchback hay crossver/SUV tốt nhất nên dán cách âm luôn cho cả mặt sàn ở khoang hành lý và các vách hai bên phía sau.
Vật liệu cách âm chống ồn cho sàn xe thường là loại vật liệu chứa thành phần cao su/nhựa. Nếu thêm lớp nhôm sẽ càng tốt hơn vì có thể cản âm, cách nhiệt cho gầm.
5. Cách âm hốc lốp bánh xe
- Do tiếng ma sát giữa lốp và mặt đường truyền qua các hốc bánh xe khi các bác tài chạy qua các con đường xấu, gồ ghề, nhiều sỏi đá, vạch giảm tốc liên tục.
- Tình trạng lốp xe cứng hay mềm cũng ảnh hưởng đến khả năng gây ồn cho xe.
Để cách âm 4 hốc bánh xe, chúng ta nên dán vật liệu cách âm lên 4 hốc bánh xe ô tô. Sau đó, xịt phủ gầm lên hốc bánh giúp giảm tiếng ồn từ hốc bánh và bảo vệ lớp cách âm hốc bánh xe bền bỉ. Đồng thời, để giảm tiếng ồn hốc bánh đạt hiệu quả, các chủ xe nên dán thêm một lớp cách âm cho vách ngăn giữa khoang máy và khoang giữa.
Bảng giá cách âm tại Auto Thành Đạt
Vì là dịch vụ nên giá cách âm xe hơi hiện không có một mức cố định cụ thể. Giá cách âm chống ồn cho xe thường phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Hạng mục thực hiện (làm cách âm mỗi gầm xe, cửa xe, sàn xe, trần xe… hay trọn gói)
- Vật liệu cách âm sử dụng
Giá cách âm ô tô | Xe 5 chỗ |
Xe 7 chỗ |
Cách âm sàn xe ( 1 lớp ) | 2.500.000 | 2.800.000 |
Cách âm trần xe (1 lớp ) | 1.000.000 | 1.300.000 |
Cách âm 4 cửa ( 3 lớp ) | 2.400.000 | 2.400.000 |
Cách âm 4 hốc bánh xe ( 3 lớp ) | 2.800.000 | 2.800.000 |
Cách âm khoang máy | 400.000 | 400.000 |
Quy trình dán cách âm chống ồn xe ô tô cụ thể như sau:
Bước 1: Đối với việc dán cách âm chống ồn full nội thất xe ô tô thì việc đầu tiên các bạn cần làm là tháo ghế xe, tháo lớp nỉ sàn xe, xốp tiêu âm ở sàn một số xe và tháo trần nỉ của xe để thuận tiện cho việc dán cách âm chống ồn.
Bước 2: Tiếp theo, sau khi tháo các phụ kiện thì các bạn cần phải tiến hành vệ sinh tổng thể sàn xe, trần xe, cánh cửa, gầm và 4 hốc bánh xe ô tô một cách sạch sẽ nếu những vị trí đó bị dính bẩn.
Bước 3: Sau đó là Thợ kĩ thuật sẽ tiến hành dán vật liệu cách âm ( 3M ) vào các khu vực có tiếng ồn, phát ra tiếng ồn theo đúng quy trình kĩ thuật và dán cẩn thận - sắc nét và có thẩm mỹ.
Bước 4: Sau khi các bạn đã dán cách âm rồi thì cần kiểm tra lại toàn bộ vật liệu cách âm đã được dán đúng tiêu tiểu cách âm hay chưa ( độ dầy khung ô tô + vật liệu, cách âm mặt ngoài cùng, cách âm đầy đủ: trần sàn, gầm, 4 bánh)
Bước 5: Sau khi đã kiểm tra dán cách âm chuẩn xác mới tiến hành lắp các bộ phận đã tháo ra để sử dụng xe như bình thường.
Bước 6: Tiến hành vệ sinh nội thất ô tô, bàn giao xe cho Khách hàng.
Kinh nghiệm chống ồn xe hơi
Không nên tự làm cách âm tại nhà
Vì chi phí các gói cách âm chống ồn xe ô tô (bao gồm tiền vật liệu và tiền thi công) khá cao nên nhiều người chọn cách tự làm cách âm tại nhà để đỡ tốn kém. Hiện nay các loại vật liệu cách âm được bày bán rất phổ biến, dễ dàng tìm mua.
Tuy nhiên, việc tự làm cách âm xe tại nhà tưởng dễ nhưng không đơn giản. Cách âm không chỉ đơn thuần là dán các miếng cách âm vào xe. Quy trình gồm rất nhiều bước như phải tháo dỡ các bộ phận xe, vệ sinh sạch sẽ, dán cách âm, rồi lắp đặt trở lại. Để tháo dỡ và lắp đặt các bộ phận trong xe ô tô phải có kiến thức và hiểu biết nhất định.
Nhưng đó chưa phải vấn đề đau đầu nhất. Để làm chống ồn cho xe ô tô hiệu quả cần nắm rõ các nguyên lý về âm thanh. Trên xe sẽ có những nơi tiêu âm, những nơi phản âm, không thể tuỳ tiện dán cách âm. Nếu dán sai vị trí, không chỉ không giảm ồn mà ngược lại còn khiến xe ồn hơn, ù tai hơn. Do đó tốt nhất nên đưa xe đến những cơ sở, trung tâm làm cách âm xe hơi chuyên nghiệp.
Ưu tiên vật liệu cách âm chuyên dụng
Chi phí làm cách âm cho xe ô tô cao phần lớn là do vật liệu cách âm. Nhiều người muốn tiết kiệm nên chọn loại vật liệu cách âm giá rẻ, không rõ nguồn gốc. Một số cơ sở, trung tâm làm cách âm xe vì muốn hạ giá thành dịch vụ, thu hút khách hàng nên cũng sử dụng vật liệu thường dùng để thi công cách âm nhà ở như mút trứng gà, đệm bông…
Tuy nhiên dù cùng là cách âm nhưng cách âm ô tô rất khác với cách âm nhà ở. Cấu trúc ô tô phức tạp hơn do chịu ảnh hưởng từ hệ thống vận hành nên trên xe sẽ có các điểm rung nhiều, điểm tiêu âm và phản âm. Vì thế, không thể tuỳ tiện dán vật liệu cách âm một cách bừa bãi.
Mặt khác xe ô tô thường xuyên di chuyển ngoài trời, chịu tác động của môi trường, thời tiết như nắng, mưa… Đặc biệt với đặc tính khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều nên xe càng dễ bị ẩm. Nếu sử dụng các loại vật liệu cách âm thông thường như mút, đệm bông… độ bền không cao. Mút, đệm bông có nhược điểm rất hút ẩm rất cao. Do đó nếu bị ẩm sẽ dễ gây gỉ sét cho phần tôn xe, tiềm ẩn nguy hiểm nếu tiếp xúc với hệ thống điện ô tô.
Trong khi với các sản phẩm cách âm chuyên dụng cho ô tô có thương hiệu, nhà sản xuất đã tính toán đến những vấn đề trên nên độ bền của lớp cách âm luôn cao hơn, cách âm – chống ồn hiệu quả hơn.
Nên tìm đến sự tư vấn chuyên nghiệp
Một lỗi chung rất thường gặp khi đưa xe đi làm chống ồn đó là tự phán đoán nguyên nhân gây tiếng ồn. Điều này dẫn đến tự quyết định làm cách âm chống ồn cho một bộ phận nào đó. Trong khi đây chưa hẳn là nguồn gốc gây ra tiếng ồn.
Dù “chỉ chủ mới hiểu rõ xe” tuy nhiên việc không đủ kiến thức chuyên môn sẽ có thể khiến chủ xe phán đoán sai lầm. Vấn đề cách âm thực sự không đơn giản như các hạng mục độ hay nâng cấp xe thông thường khác. Chủ xe nên tìm tới sự tư vấn của các chuyên gia, thợ có kinh nghiệm lâu năm.
Tại sao nên lựa chọn làm cách âm chống ồn tại Auto Thành Đạt
Là một trong những trung tâm phụ kiện xe hơi uy tín tại TP.HCM, Auto Thành Đạt chuyên dán cách âm chống ồn xe hơi cam kết mang lại hiệu quả cao và hài lòng nhất:
✍️Sử dụng vật liệu cách âm từ các dòng thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước được nhiều người tin dùng: Vật liệu cách âm ô tô 3M (Mỹ)
✍️Đội ngũ kỹ thuật lành nghề hơn 10 năm kinh nghiệm với thao tác tỉ mỉ, kỹ lưỡng, cẩn thận.
✍️Đội ngũ kinh doanh tư vấn nhiệt tình, tận tâm cho quý khách hàng.
✍️Chính sách hậu mãi tốt nhất cho khách hàng